Thiết kế thi công chăm sóc vườn rau sân thượng từ A đến Z

Hiện nay nhu cầu làm vườn rau sân thượng được rất nhiều người quan tâm, với ý tưởng là tận dụng khoảng không gian mái nhà để thiết kế vườn rau trên sân thượng làm nơi sản xuất nguồn rau sạch hữu cơ để phục vụ cho gia đình mình.

Lợi ích của rau tự sản xuất là bạn kiểm soát được chất lượng rau, giúp đảm bảo sức khỏe, trồng rau hữu cơ không dùng tăng trưởng nên sinh trưởng đủ ngày tháng và công sức bỏ ra chăm sóc khi ăn rau sẽ ăn ngon hơn.

Khi chăm sóc vườn rau là một hoạt động thể chất giúp tiêu hao năng lượng, bạn không cần phải tập thể dục mỗi ngày. Buổi sáng bình minh lên tưới nước hít thở không khí trong lành tinh thần thư thái là một khởi đầu cho ngày mới tuyệt vời. Buổi tối lên ngắm những luống rau xanh mơn mởn sẽ giúp xua tan những muộn phiền cuộc sống.

Khi có vườn rau trên sân thượng bạn chỉ cần bố trí thêm bộ bàn ghế hay xích đu, là đã biến khu vườn của mình thành một nơi ngồi uống cà phê ngắm cảnh, hay là nơi tổ chức ăn uống tiệc tùng cùng gia đình bạn bè thật chill.

vườn rau sân thượng

Cách thiết kế vườn rau trên sân thượng bạn cần lưu ý các điểm sau:

1. Lựa chọn phương thức canh tác

Có nhiều cách trồng rau như thổ canh, thủy canh, khí canh, aquaponics...

Trồng rau thổ canh là trồng bằng đất, phương thức canh tác này thông dụng nhất vì chi phí vật tư thấp, thuận tự nhiên, chăm sóc dễ dàng và rau ăn ngon hơn.

Trồng rau thủy canh thi chi phí vật tư khá cao từ giàn trồng rau đến phân bón, gieo trồng chăm sóc phải tỉ mỉ từng khu vực. Nếu dùng phân bón hữu cơ thì giá thành khá cao, còn dùng phân bón vô cơ thì không khác gì rau bán đại trà ăn không ngon.

Trồng rau khí canh khá giống trồng rau thủy canh, điểm khác biệt là dinh dưỡng được xịt vào gốc bằng hệ thống phun sương. Mô hình này chỉ phù hợp với các trang trại lớn chuyên trồng những loại rau chuyên dụng.

Mô hình trồng rau aquaponics là kết hợp giữa trồng rau và nuôi cá, lươn, ếch... Ưu điểm của mô hình này là vừa có rau và thịt để sử dụng. Tuy nhiên chi phí vật tư khá cao, đường ống dẫn nước nhiều sẽ gây cản trở trong việc chăm sóc vườn rau và để làm mô hình này bạn phải có kinh nghiệm trồng rau. Ban đầu bạn có thể chọn mô hình vườn rau sân thượng thổ canh, sau khi đã có kinh nghiệm trồng rau có thể chuyển sang mô hình aquaponics nếu thích.

2. Chọn khay chậu trồng rau

Để thiết kế vườn rau đẹp sân thượng bạn cần chọn khay kệ trồng rau phù hợp và bền

Khay trồng rau có các loại thông dụng sau:

Khay tiện lợi (khay thông minh) là loại khay kích thước dài 65cm x rộng 42cm x cao 17cm, có một lớp lót đáy để giữ nước và giữ dinh dưỡng. Loại khay này chuyên dùng để trồng các loại rau ăn lá ngắn ngày, có 3 màu đen, trắng, xanh bạn có thể chọn theo sở thích của mình.

Khay tiện lợi 70 lít (khay thông minh) loại khay này có kích thước lớn hơn dài 65cm x rộng 48cm x cao 30cm có một lớp lót đáy để giữ nước và giữ dinh dưỡng. Loại khay này chuyên dùng để trồng các loại rau ăn lá ăn quả ngắn và dài ngày, có 3 màu đen, trắng, xanh bạn có thể chọn theo sở thích của mình.

Khay trồng rau lắp ghép có kích thước ban đầu là dài x rộng 50cm, tùy vào diện tích sân thượng của mình bạn muốn lắp kích thước dài rộng bao nhiêu tùy ý. Khay lắp ghép cũng có công năng giống khay tiện lợi, bằng nhựa HDPE nguyên sinh bền, màu trắng khi làm khay trồng rau nhìn sang trọng vì thế loại khay lắp ghép được nhiều người chọn dùng.

Liên hệ tư vấn đặt khay trồng rau, giá tốt Phạm Quốc Quân điện thoai, zalo: 0972338877 hoặc TẠI ĐÂY

3. Chọn đất trồng rau

Đất trồng là yếu tố quyết định trực tiếp năng xuất của các lứa rau. Để trồng rau sạch hữu cơ trên sân thượng bạn cần lưu ý nên chọn đất đã được xử lý sạch mầm bệnh, đất phải tơi xốp vì trồng trong khay khó cày xới và đất phải nhẹ để giảm tải trọng lên sàn sân thượng.

Đất trộn sẵn: Gồm đất thịt, xơ dừa hoai mục hết chát, phân bò hoai, trấu hun. Loại đất này đã đầy đủ dinh dưỡng bạn chỉ việc đổ ra trồng

Đất công ty: Có hai dòng thông dụng là đất tribat và đất namix, loại đất này đã được công ty xử lý bạn chỉ việc đổ ra trồng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì nên kết hợp hai loại đất tribat và namix lại với nhau để trồng sẽ tốt hơn vì đất tribat chủ yếu là mùn hữu cơ nên rau bám rễ không tốt hay bị ngã khi phát triển, đất manix thì nặng vì có thành phần đất thịt nhiều. Khi kết hợp đất namix với tribat, bạn sẽ có hỗn hợp đất sạch đủ dinh dưỡng cho rau phát triển và nhẹ.

Liên hệ tư vấn đặt đất trồng rau, giá tốt Phạm Quốc Quân điện thoai, zalo: 0972338877 hoặc TẠI ĐÂY

4. Chọn kệ đặt chậu trồng rau

Thông thường khi trồng rau trên sân thượng bạn cần đặt khay trồng rau cao hơn mặt sàn từ 30cm đến 1m. Mục đích là để dễ ngồi hoặc đứng chăm sóc rau hơn, khay trồng rau cách mặt sàn sẽ hạn chế trữ nước dưới đáy gây thấm sàn và khay trồng rau có khoảng cách với mặt sàn sẽ giúp bạn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh mặt sàn hơn.

Hiện nay có hai loại kệ đặt chậu trồng rau thông dung là kệ sắt v lỗ và kệ sắt vuông

Kệ sắt v lỗ dễ thi công, cắt theo kích thước mong muốn và dùng vít vặn cố định. Làm kệ sắt v lỗ nên dùng loại sắt v lỗ 30 x 50mm trở lên để chắc chắn. Đồng thời kệ sắt v lỗ nếu đặt ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước độ bền khoảng 2-3 năm, vì sắt v lỗ thành phần sắt nhiều để cứng hơn nên nhanh rỉ.

Kệ sắt vuông để dùng làm kệ đặt chậu trồng rau thường là loại 25 x 25mm trở lên. Kệ sắt vuông cắt theo kích thước mong muốn và hàn hoặc dùng khớp nối cố định. Kệ sắt vuông có độ bền trên 10 năm, giá thành kệ sắt vuông cao hơn kệ sắt v lỗ, nhưng nếu bạn muốn có một giàn kệ đặt chậu trồng rau bền bỉ thì kệ sắt vuông là một lựa chọn hợp lý.

Liên hệ tư vấn đặt kệ sắt vuông gia công sẵn, giá tốt Phạm Quốc Quân điện thoai, zalo: 0972338877 hoặc TẠI ĐÂY

5. Chọn vật liệu làm giàn dây leo

Trong các mẫu thiết kế vườn rau trên sân thượng, để tối ưu diện tích trồng rau sân thượng và đa dạng các loại rau trong khu vườn của bạn thì cần thiết kế giàn dây leo trên sân thượng là giải pháp hữu hiệu.

Có nhiều loại vật liệu làm giàn dây leo như cây thép bọc nhựa, dây cáp bọc nhựa, tre - lồ ô, sắt...

Cây thép bọc nhựa là một loại vật liệu làm giàn dây leo có nhiều ưu điểm là nhỏ, đẹp, bền và các loại dây leo dễ bám phát triển. Cây có nhiều kích thước chiều dài tối đa 2,4 mét. Dễ thi công, bạn chỉ việc chia ô rồi dùng kẽm hoặc dây rút cố định là tạo thành một giàn dây leo. Chi phí hợp lý so với thời gian sử dụng, thường que thép bọc nhựa có độ bền trên 10 năm.

Làm giàn dây leo bằng dây cáp bọc nhựa là hàn khung sắt sau đó kéo dây cáp đan lại với nhau tạo thành giàn. Độ bền của giàn này trên 10 năm, nhìn đẹp, có khuyết điểm là các móc sắt để căn dây cáp hay bị rỉ sắt nên mỗi năm bạn cần sơn lại để tăng độ bền.

Tre, lồ lô thì chi phí làm giàn thấp. Tuy nhiên, dùng tre, lồ ô làm giàn độ bền thường được 2-3 năm và nhìn khuôn viên sân thượng sẽ thô không được đẹp mắt.

Làm giàn dây leo bằng thanh sắt thì độ bền trên 10 năm. tuy nhiên, chi phí ban đầu cao, cần thợ hàn chuyên nghiệp và giàn dây leo bằng thanh sắt thì các loại dây leo khó bám để leo giàn. Vì sắt trơn không có độ bám, khi trời nắng sắt sẽ hút nhiệt nóng các tơ bám sẽ bị hư. Nếu làm giàn sắt bạn có thể hàn sắt chia ô 50cm đến 1m, bổ sung thêm các vật liệu khác như tre, lồ ô, cây thép bọc nhựa hay lưới để các loại dây leo dễ bám vào phát triển.

6. Làm mái che cho vườn rau trên sân thượng

Trên sân thượng, nếu không làm vườn rau thông thường sau khi xây nhà xong thì lợp tôn để chống nóng và chống thấm.

Nếu bạn làm vườn rau sân thượng, thì vấn đề chống nóng đã được giải quyết, vì đã có các khay trồng rau, lá cây che nóng cho sàn nhà hiệu quả.

Bạn cần giải quyết vấn đề chống thấm sân thượng bằng cách sơn chống thấm, lát gạch và làm mái che mưa.

Mái che mưa còn có công dụng ngăn mưa trực tiếp xuống các khay trồng rau, gây hư hỏng rau và trôi dinh dưỡng có trong đất.

Mái che bằng tấm nilong trong: Ưu điểm của mái che này là chi phí rẻ và ngăn mưa hiệu quả, để làm mái che này bạn hàn khung sắt, sau đó dùng nẹp sắt cố định các mép tấm ni long lại để gió khỏi giật rách. Sau 1,2 năm thì thay tấm nilong mới.

Mái che bằng tấm nilong trong

Mái che lưới nhà màng: Chi phí lưới nhà màng không quá đắt, bạn hàn khung sắt thành mái vòm có độ cong lớn, để hạn chế hạt mưa lọt qua lỗ lưới rơi xuống vườn rau. Sau đó dùng nẹp cố định các mép lưới lại để gió khỏi thổi bay. Sau 2,3 năm thay lưới nhà màng mới.

Mái che lưới nhà màng

Mái che tấm polycarbonate: Chi phí tấm poly khá cao nhưng có ưu điểm là ngăn mưa hiệu quả. Khi chọn mái che bằng tấm poly thì dùng tấm màu trắng để lấy sáng, và tấm đặc ruột để lâu bị mờ. Sau đó hàn khung sắt mái vòm hoặc mái xuôi, khoảng cách giữa các ô khoảng 50cm và bắn vít cố định. Tấm poly dùng sau 4,5 năm sẽ bị mờ, cây sẽ bị thiếu sáng, bạn cần thay tấm mới để đảm bảo đủ ánh sáng cho rau phát triển.

Mái che tấm polycarbonate

7. Bố trí vườn rau sân thượng đẹp hiệu quả

Vườn rau sân thượng cần bố trí đúng quy cách để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tối ưu được công năng sử dụng.

Khoảng cách giữa các dãy khay trồng rau chiều rộng tối thiểu 60cm để thuận tiện đi lại và chăm sóc.

Các khay nhỏ, trồng rau ngắn ngày trọng lượng nhẹ thì đặt ở giữa sàn sân thượng để khỏi bị che khất tầm nhìn và giảm tải trọng cho sàn nhà

Các khay to, trồng rau dài ngày thì đặt ở sát vách tường, gần dầm trụ để chịu tải trọng và các loại dây leo dễ dàng bò lên giàn không bị vướng.


thiết kế vườn rau sân thượng

thiết kế vườn rau sạch trên sân thượng

thiết kế vườn trồng rau trên sân thượng

tự thiết kế vườn rau trên sân thượng

học thiết kế vườn rau trên sân thượng

kỹ thuật thiết kế vườn rau sân thượng

thiết kế vườn rau trên sân thượng

vườn rau trên sân thượng

vườn rau sân thượng đẹp

vườn rau sân thượng đà nẵng

những vườn rau sạch trên sân thượng

vườn rau sân thượng sài gòn

chi phí làm vườn rau trên sân thượng

cách thiết kế vườn rau trên sân thượng

Nhận xét