Trồng rau hữu cơ trên sân thượng mang lại nhiều lợi ích quan trọng
Đầu tiên, công việc này cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, bạn kiểm soát được chất lượng thực phẩm và tránh việc sử dụng phân thuốc hóa học
Thêm vào đó, việc tạo ra một khu vườn trên sân thượng không chỉ là một nguồn thực phẩm mà còn là nơi giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Trồng rau hữu cơ trên sân thượng là một cách hiệu quả để tận dụng không gian nhà, theo xu hướng của các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Singapore, Nhật Bản, Úc... Nơi việc làm sử dụng không gian đô thị để sản xuất thực phẩm đã trở thành xu hướng hiện tại và tương lai.
Các bước chuẩn bị trồng rau hữu cơ?
1. Chuẩn bị sân thượng
Với nhà lợp tôn ở trên sẽ bị hầm hơi nóng, do đó chỉ nên trồng một số loại rau phù hợp. Các loại rau như cải mầm, đậu Hà Lan, xà lách xoan, rau ngót nhật, lá lốt là những lựa chọn thích hợp, vì chúng có khả năng chịu nhiệt và ít yêu cầu về ánh nắng.
Nếu sàn sân thượng không có mái tôn, bạn có thể trồng nhiều loại rau hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công việc chăm sóc rau, hãy lưu ý một số điều quan trọng. Đầu tiên, cần có kệ để đặt chậu lên cao khoảng 5-40cm. Điều này giúp tránh tình trạng khi dư nước giữ lại trên sàn, tránh hình thành môi trường ẩm mốc và thấm sàn.
Khi trồng rau trên sân thượng, cũng cần lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cần rau mỗi ngày, nên bố trí hệ thống nước thuận tiện phù hợp để tưới rau.
2. Chuẩn bị dụng cụ trồng rau
Khay nhựa là một loại phổ biến, đặc biệt là khay có lưới lót đáy để giữ nước và tạo độ ẩm cho đất trồng. Ngoài ra, khay lắp ghép cũng là một loại lựa chọn tốt theo kích thước mong muốn, giúp tối ưu hóa không gian trồng.
Chậu tròn, vuông là hai loại chậu phổ biến được sử dụng để trồng rau dài ngày như cải kale, ớt, mướp, bầu, bí, cà chua… Việc sử dụng các loại khay chậu này giúp tận dụng không gian một cách hiệu quả, đồng thời tạo nên một cảnh quan đẹp mắt.
Lưu ý quan trọng khi trồng rau trên sân thượng là tránh sử dụng chậu xi măng. Xi măng có thể gây ra tình trạng nặng nề cho sàn nhà. Thay vào đó, nên lựa chọn các loại chậu nhựa nhẹ nhàng.
Khi trang trí và bố trí chậu rau trên sân thượng, bạn cũng có thể kết hợp với các loại cây cảnh khác để tạo nên không gian xanh mát và thoải mái. Các loại cây như cúc vạn thọ, hoa cúc, cây sả, cây bạc hà, cây húng quế, cây hương thảo, hoa oải hương, hoa hướng hương, cây hoa phong lữ, cây ngũ gia bì, cây ngũ sắc giúp xua đuổi côn trùng rất tốt
3. Chuẩn bị đất
Trong quá trình trồng rau hữu cơ, việc chuẩn đất trồng đóng vai trò quan trọng. Đất cần có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Đủ các chất khoáng, phốt pho, kali... Để cung cấp những chất này, bạn có thể sử dụng phân hữu cơ và các nguồn dinh dưỡng tự nhiên khác.
Đặc tính quan trọng của đất trồng trong trồng rau phải nhẹ để giảm trọng lượng cho sàn nhà, tơi xốp giúp các vi sinh vật có lợi phát triển.
Cách trộn đất trồng rau hữu cơ?
Chọn một trong 3 loại đất gốc (đất phù sa, đất thịt, đất đỏ bazan), xơ dừa, trấu hun, phân (trùn quế, bò, heo, gà). Tỷ lệ trộn là 1.1.1.1
Đất gốc: (phù sa, đất thịt, đất đỏ bazan)
Độ bám của rễ: Các loại gốc có cấu trúc hạt nhỏ, giúp rễ có chỗ bám. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất.
Giúp thân rau phát triển thẳng: Đất có độ chặt tạo sự ổn định cho gốc và rễ, hạn chế tình trạng ngã do ảnh hưởng của gió và mưa lớn.
Xơ dừa:
Là một nguyên liệu tự nhiên phổ biến, đất trồng có dừa sẽ tơi xốp. Xơ dừa tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của giun quế và các vi sinh vật có lợi. Xơ dừa phân hủy tạo thành mùn, làm đất tơi xốp và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho rau trồng.
Xơ dừa được phơi mưa nắng từ 6 tháng trở lên sẽ có màu đen hết chát, có thể trộn đất trồng rau.
Trấu hun:
Có màu đen khác với tro màu trắng, là sản phẩm của quá trình đốt trấu khô trong môi trường hiếm khí. Trấu hun là một dạng carbon không định hình, có cấu trúc rỗng. Trấu hun có khả năng giữ ẩm hiệu quả và khả năng thoát nước nhanh khi đất chứa lượng nước quá nhiều.
Ngoài ra, trấu hun cũng là nguồn cung kali quan trọng, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và cứng cáp.
Hơn nữa, trấu hun còn có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất, làm giảm nguy cơ nấm bệnh cho cây trồng.
Phân (trùn quế, bò, heo, gà...)
Phân đóng vai trò quan trọng trong công việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của rau. Trong các loại phân bón, phân trùn quế nổi bật như một giải pháp hiệu quả nhất để sử dụng trong trồng rau hữu cơ. Phân trùn quế đã được con trùn ăn tạo ra, chứa những dinh dưỡng mà rễ rau dễ dàng hấp thụ. Phân trùn quế mát mẻ giúp chúng phát triển mạnh mẽ.
Sau khi trộn 4 thành phần: Đất gốc, xơ dừa đã xử lý, trấu hun và phân trùn quế, bạn có thể trồng rau ngay mà không cần phải ủ đất.
4. Chọn giống
Việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong quá trình trồng rau. Nên lựa chọn những thương hiệu hạt giống uy tín giúp đảm bảo hạt giống nảy mầm đồng đều và cây rau phát triển khỏe mạnh.
Nếu trồng ít bạn có thể tìm cây giống ở các cửa hàng bán giống rau ươm hữu cơ. Cây ươm hữu cơ thân rễ khỏe về trồng hữu cơ giúp cây rau phát triển mạnh mẽ và đạt được chất lượng hơn cây giống ươm vô cơ.
Tránh mua rau giống như nhập từ nơi khác khí hậu, vì khí hậu khác có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của rau.
5. Chăm sóc
Tưới nước mỗi ngày 1-2 lần để đảm bảo độ ẩm trong chậu trồng, lượng nước phụ thuộc vào chi tiết.
Để phòng trừ sâu, rầy bạn có thể sử dụng dịch rượu, gừng, tỏi, ớt ngâm 1 tháng sau đó lọc lấy nước và pha với nước sạch phun lên cây.
6. Cải tạo đất trồng lứa rau mới
Sau mỗi trồng rau đất sẽ cạn dinh dưỡng, bạn cần cải tạo đất để trồng lứa rau mới.
Nhổ sạch cỏ, rễ rau rồi rác vôi ủ 3-5 ngày.
Để bổ sung dinh dưỡng cho đất, bạn cần thêm xơ dừa, phân bò hoai, trấu hun, trichoderma vào đất đã ủ và trồng lứa rau mới.
7. Mô hình sân thượng tối ưu
Sân thượng của mỗi nhà thường có giới hạn về diện tích, vì vậy cần tối ưu không gian để tận dụng tối đa nơi trồng rau. Dưới sàn sân thượng đặt chậu trồng rau, ở phía trên làm giàn để trồng các loại dây leo là phương án hiệu quả.
Đối với những vùng thường xuyên có mưa dầm và nắng gắt. Sử dụng mái che bằng tấm Polycarbonate được xem là lựa chọn tốt, loại vật liệu này giúp bảo vệ rau khỏi tác động của nắng mưa.
Bài viết rất chi tiết và có nhiều thông tin bổ ích về cách trồng rau trên sân thượng. Những lời khuyên mà bạn đưa ra rất thực tế và dễ áp dụng. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm và bí quyết này.
Trả lờiXóaMình rất ấn tượng với cách bạn trình bày về cách trồng rau hiệu quả trên sân thượng. Bài viết không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có những hình ảnh minh họa rất sinh động. Cảm ơn bạn đã dành công sức để chia sẻ những thông tin hữu ích này.
Trả lờiXóaBài viết rất hay và đầy đủ thông tin. Mình đã học được nhiều kỹ thuật mới và những điều cần lưu ý khi trồng rau trên sân thượng từ những gợi ý của bạn. Cảm ơn bạn về sự tận tâm và chia sẻ kinh nghiệm.
Trả lờiXóaNhững lời khuyên mà bạn đưa ra trong bài viết thật sự rất hữu ích và có thực tế. Mình tin chắc rằng những ai đọc bài viết này sẽ có được nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào việc trồng rau trên sân thượng. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này.
Trả lờiXóaMình cảm thấy rất hài lòng khi đọc bài viết của bạn về cách trồng rau trên sân thượng. Bài viết không chỉ giúp mình hiểu rõ hơn về từng bước mà còn cung cấp nhiều lựa chọn và kinh nghiệm thực tế. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kiến thức và tư vấn này.
Trả lờiXóa