Nuôi chim cút không chỉ mang lại nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mà còn là một thú vui lành mạnh. Dưới đây là kinh nghiệm cách nuôi chim cút tại nhà của tôi trong công việc ấp trứng và nuôi chim cút qua ba năm phục vụ gia đình. Phương pháp này dựa trên cách ấp thủ công, không sử dụng máy móc hiện đại nên phù hợp với những ai muốn tự tay chăm sóc từ đầu đến cuối.
1. Ấp chim cút: Các bác mua trứng cút lộn về ấp là nhanh nhất. Chọn mua trứng cút lộn mới (tốt nhất là họ mới lấy ở lò ấp ra, có thể dặn bác bán trứng) thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Vật dụng để ấp: Thùng (carton hoặc thùng xốp lành lặn), trấu, rơm cắt ngắn khoảng 5cm, 1 cốc nước, 1 bóng đèn sợi đốt 5W (không dùng đèn led), và 1 nhiệt kế thủy ngân (loại hay dùng để kẹp nách đo thân nhiệt ấy ạ)
Cách làm:
Rải 1 lớp trấu dày khoảng 5-7cm dưới đáy thùng, đặt trứng lộn lên và trên cùng rắc 1 lớp rơm mỏng. Lớp rơm này nên cắt dài khoảng 5cm để khi trứng nở, chim con dễ dàng chui lên trên rất sạch sẽ, cứng cáp mà không bị mắc chân dễ gây dị tật. Cũng có người lót vải cũ hoặc giấy báo tuy nhiên khi chim non mới nở, chân rất yếu, vải giấy trơn nên dễ bị choãi chân.
Đặt ở góc thùng 1 cốc nước sạch để tạo độ ẩm.
Thắp bóng đèn cách mặt thùng khoảng 1 gang tay (thắp suốt ngày đêm 24/24).
Đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ (lý tưởng nhất là 37-37,5 độ).
Lấy tấm bìa carton đậy nhẹ phía trên.
Mỗi ngày mở lồng nuôi chim cút ra kiểm tra và lật trứng 1-2 lần.
Sau 4-7 ngày, chim bắt đầu gõ mỏ để chui ra. Thường chúng sẽ nở tập trung trong 1-2 ngày. Sau thời gian này, những trứng không nở là trứng hỏng, các bác mang làm phân bón nhé!
Lưu ý: Trong thời gian chờ ấp thì các bác ngâm sẵn 1 bình rượu tỏi để sau này cho chim uống nhằm tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật.
2. Chuồng nuôi chim cút: Mọi người có thể thiết kế chuồng cho chim cút tùy ý, miễn là chim không bay ra ngoài là được.
Ở các trang trại nuôi, họ hay dùng loại chuồng chuyên dụng cho chim cút, cao khoảng 25-30cm, có khay hứng trứng và khay hứng phân riêng. Tuy nhiên, mình nuôi gia đình thì nên chọn loại chuồng thoáng, sáng và rộng rãi một chút thì chim sẽ khỏe và ít bệnh.
Như chuồng em đang nuôi là loại dành cho chim bồ câu, kích thước 50 x 50 x 100cm, chuồng này em nuôi từ 22-25 con cả trống và mái. Em không làm khay hứng phân riêng vì như vậy hay phải dọn, có mùi hôi và sẽ sinh ra ruồi. Em lót bạt dưới đáy chuồng, cao khoảng 10cm để chim không bới trấu ra ngoài. Rắc nền chuồng bằng chế phẩm Balasa khử mùi (rắc độ vừa phải giống mọi người rắc tricodema ủ phân ấy), sau đó rải lên 1 lớp trấu mỏng. Khi chim ị và bới sẽ tự trộn đều lên, rất khô, sạch sẽ và không có mùi hôi.
Làm cách này thì từ 1-2 tháng khi lớp trấu phân này dày lên mới phải dọn chuồng 1 lần, rất nhàn. Phân này mọi người ủ giống như ủ phân gà, sau 3 tháng là có thể dùng để bón cho rau rất tốt, nhưng dùng lượng vừa phải vì vốn phân chim rất nóng.
3. Làm máng ăn uống cho chim: Tùy độ tuổi của chim để thiết kế máng ăn, máng uống cho phù hợp. Đặc tính của chim cút cũng giống gà là hay bới, nên làm thế nào để chúng hạn chế bới cám ra ngoài gây lãng phí. Lưu ý đặc biệt đối với máng uống là thiết kế sao cho chim chỉ thò mỏ vào uống được thôi, nếu để chúng nhảy vào nước bị ướt chân, ướt lông là rất dễ chết. (Các bác có thể tham khảo cách làm của em như hình bên dưới – đây là những thứ em dùng hàng ngày cho chim đã trưởng thành).
4. Úm chim (giai đoạn khó nhất): Khi chim mới nở, các bác có thể bắt vào chuồng úm được luôn rồi.
Chuồng úm cần quây kín, tránh gió lạnh, nhiệt độ duy trì 37-37,5 độ là hợp lý. Em vẫn quây xung quanh bằng thùng carton gần kín chuồng, để hở chút phía trên và 1 chút phía trước (chọn vị trí không có gió lùa) để lưu thông không khí. Mùa đông lạnh hơn thì nên úm bằng thùng xốp để giữ nhiệt.
Thắp bóng đèn sợi đốt loại 5W (không dùng đèn led) 24/24 đến 15 ngày tuổi, sau đó thì chỉ cần thắp ban đêm, ngày tắt cho đỡ nóng.
Sau 1 ngày nở là chim đã khô lông và bắt đầu ăn uống được rồi. Những ngày đầu tiên cần mua gói thuốc úm (nên có để chim khỏe) ở các hiệu thuốc thú y hoặc thức ăn chăn nuôi, trộn lẫn với cám theo hướng dẫn.
Giai đoạn chim non đến 25 ngày tuổi cho ăn cám hoàn toàn, tốt nhất nên dùng loại cám cút cho chim con (cám cút hậu bị). Nếu không mua được loại này thì có thể thay bằng cám gà con xay nhỏ nhưng chim sẽ chậm lớn hơn.
Pha rượu tỏi đã ngâm sẵn thật loãng vào nước uống để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho chim, cho uống cách ngày (ngày pha, ngày không) vì uống liên tục sẽ rất nóng. Giai đoạn này các bác đặc biệt chú ý phần nước uống, vì chim non còn yếu, nếu để dính nước rất dễ chết đó ạ. Nên thiết kế làm sao để chim chỉ thò mỏ uống nước được thôi nhé!
5. Phân loại chim: Thường sau 25 ngày là đã phân biệt được trống mái rồi. Có nhiều cách nhận biết, nhưng dễ nhất là nhìn phía dưới mỏ gần cổ chim. Con nào 1 màu nâu đen là trống, con nào có khoảng trắng là mái.
Đoạn này bỏ đèn và bỏ quây chuồng được rồi, chỉ quây 2 mặt để tránh lạnh quá thôi.
Bắt chim mái nhốt riêng cho đẻ lấy trứng, cứ 10 con mái thì cho 2 con trống cùng chuồng (cho nó làm việc của đấng hôi đen 😀😃) thì trứng sẽ chất lượng hơn. Trứng này các bác có thể để ấp cũng được nhé! Bọn này thì bắt đầu cho ăn sang cám cút đẻ (không mua được thì thay bằng cám gà đẻ). Vì mới đổi loại cám nên cứ cho ăn cám nguyên vậy khoảng 5 ngày. Sau 5 ngày thì bắt đầu trộn cám đẻ + cám gạo + bột ngô theo tỷ lệ 1:1:1, + bột vỏ tôm cua xay nhỏ để tăng canxi (cái này mình trộn ít giống như mình ăn cơm trộn muối vừng), có bột đậu tương rang trộn cùng thì thịt chim rất thơm.
Chim trống nhốt riêng, bắt đầu tách cám công nghiệp để thịt. Bọn này cho ăn cám gạo + bột ngô + bột đậu tương rang + bột vỏ tôm/cua xay nhỏ + bột cá. Cho ăn đến 35-40 ngày là thịt được rồi. Chỉ nuôi mái lấy trứng thôi ạ.
Giai đoạn này bắt đầu cho ăn rau. Chúng rất thích rau xà lách, không có thì rau muống, rau bắp cải… thái nhỏ, cứ thế để vào chuồng là chúng ăn. Thỉnh thoảng lười là em ném cả nắm cho chúng tự mổ 😀
Từ đây về sau là nuôi nhàn rồi, cứ đổ đầy cám + nước uống cho nó tự ăn, hết lại thêm vào. Thi thoảng vẫn pha nước + rượu tỏi để phòng bệnh, nhất là những khi trái gió trở trời. Và nhớ vệ sinh khay uống nước hàng ngày vì bọn này vừa ăn vừa nhả cám nên khay nước nhanh bẩn lắm!
Nên bật đèn sáng cho ăn đêm thì chúng sẽ đẻ đều hơn. Đoạn lớn này thì em dùng đèn led loại tích điện, tối đến mang ra cạnh chuồng bật đến sáng là vừa vì không muốn dây dợ loằng ngoằng.
Thường sau 45-50 ngày chim mái bắt đầu đẻ bói, chậm hơn thì 60 ngày. Giai đoạn mới đẻ trứng bé xíu xiu, ngày có ngày không. Sau khoảng 1 tháng thì đẻ rất đều, mỗi ngày 1 trứng.
Tóm lại trong cả quá trình từ lúc ấp đến lúc trưởng thành em chỉ dùng duy nhất gói thuốc úm ban đầu, ngoài ra không một chút kháng sinh hay tăng trưởng nào cả. Các bác chú ý cho ăn đầy đủ, chuồng thoáng đãng sạch sẽ và bổ sung rượu tỏi thường xuyên thì chim khỏe và không bị bệnh.
Hơi dài dòng nhưng rất chi tiết, có gì không hiểu các bác cứ hỏi lại em, em biết đến đâu sẽ chỉ đến đó ạ.
Bài viết rất chi tiết và hữu ích. Tôi rất biết ơn vì bạn đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim cút mô hình nhỏ như vậy. Những lời khuyên và hướng dẫn rất dễ hiểu và thực tế. Cảm ơn bạn nhiều!
Trả lờiXóaRất cảm ơn bạn đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim cút. Bài viết rất chuyên sâu và có nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng nuôi chim cút thành công!
Trả lờiXóaXin cảm ơn bạn vì đã chia sẻ hướng dẫn chi tiết về nuôi chim cút mô hình nhỏ như vậy. Bài viết rất dễ hiểu và hữu ích đối với những ai đang quan tâm đến chủ đề này. Chúc bạn thành công!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm này. Tôi rất ấn tượng với cách bạn trình bày và giải thích các vấn đề liên quan đến nuôi chim cút. Chúc bạn luôn có nhiều bài viết hay như vậy!
Trả lờiXóaBài viết rất chi tiết và có nhiều thông tin hữu ích. Tôi rất cảm kích bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm và lời khuyên trong việc nuôi chim cút. Chúc bạn thành công và tiếp tục mang đến những bài viết bổ ích như thế này!
Trả lờiXóaRất cảm ơn bạn về bài viết hướng dẫn nuôi chim cút mô hình nhỏ. Bài viết rất chi tiết và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hy vọng sẽ được đọc thêm nhiều bài viết bổ ích từ bạn!
Trả lờiXóaMình rất hài lòng với bài viết này. Cách bạn trình bày rất dễ hiểu và logic. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về nuôi chim cút. Chúc bạn thành công và tiếp tục đóng góp cho cộng đồng nuôi chim cút!
Trả lờiXóa