Cả nhà có ai đã chuẩn bị đất cho vụ trồng cà chua bạch tuộc sắp tới chưa? Nhân đây mình muốn chia sẻ cách trồng cà chua bạch tuộc trên sân thượng của mình sau 3 mùa trồng.
Thời điểm gieo trồng sẽ quyết định tất cả
Cà chua bạch tuộc cũng giống như các loại cà chua khác, khi nhiệt độ cao trên 37 độ thì cây phát triển yếu và không thụ phấn đậu quả được. Chính vì vậy phải canh thời gian trồng là mùa đông xuân thời tiết mát mẻ.
Nếu các bạn muốn thu hoạch đúng dịp tết thì các bạn nên gieo giữa tháng 7 âm lịch. Nên bây giờ là có thể làm đất để trồng cà được rồi. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi, đây là thời điểm ở miền Trung dễ diễn ra các cơn bão rất khó cho việc bảo toàn cây và trái nên chỉ áp dụng nếu vùng bạn ở không có bão.
Đối với các bạn ở miền Trung, do dễ gặp bão nên sẽ trồng muộn hơn tầm 2 tháng.
Thời vụ cà chua trồng tháng mấy
Theo kinh nghiệm của ông bà ta là sau 23-10 âm lịch là hết bão, nên các bạn nên bắt đầu gieo hạt từ giữa tháng 9 âm lịch để đến 23-10 trồng là vừa. Mùa vừa rồi mình đã chọn theo thời điểm này và đã không bị ảnh hưởng.
Điều quan trọng để cây cà phát triển tốt thì các bạn phải chăm sóc cây theo từng giai đoạn, giai đoạn nào thì mình cần phải bón phân gì? Cắt cành tỉa cành tỉa lá như thế nào? Vậy nên để thu hoạch đạt năng xuất bạn phải nắm rõ kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc.
Xử lý đất trồngNên tận dụng những dòng phân mình tự có, không quá cầu kỳ là giống phân nhập ngoại gì cả.
Đối với đất trồng cà chua bạch tuộc bạn nên dùng đất đã trồng rau mùa trước để trồng.
Đầu tiên là trộn với vôi nông nghiệp rồi phơi nắng 3 ngày, mỗi ngày nên đảo cho đều đất.
Sau đó ủ đất với rác nhà bếp hoặc các loại cây trong vườn đã đốn hạ nhưng không bị bệnh với IMO hoặc nấm đối kháng trichoderma trong vòng 2 tuần. Xử lý đất kỹ thì trồng cà chua bạch tuộc sẽ đỡ mệt hơn khâu phòng bệnh sau này.
Ươm cây giống
Ngâm hạt với nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 6 tiếng, sau đó ủ hạt trong giấy vệ sinh ẩm nước tầm 1 đến 2 ngày.
Đất để ươm cây cần sử dụng xơ dừa đã qua xử lý hết chát và phân trùn quế theo tỷ lệ: 7 sơ dừa + 3 phân trùn quế.
Các bạn nên dùng chậu to để ươm cây, mục đích cho cây to khỏe cao tầm 30-40cm để tiến hành khoanh gốc giúp cây cà có bộ rễ khỏe
Phun ẩm để trong mát đến khi cây ra 2 lá mầm thì đem ra ngoài nắng.
Trộn đất trồng cà chua
Một nắm phân lân, một nắm trichoderma cho 1 gốc cà chua. Nếu trồng nhiều cây thì bạn nhân lên nhé!
Một nắm humic cho 1 gốc cà chua, 0.5kg vỏ trứng, 0.5kg trấu hun cho 1 gốc cà chua.
1 kg phân chuồng cho 1 gốc cà chua, do mình có ủ rác bếp nên bón phân chuồng ít hơn. Cà chua không hợp với phân gà nên các bạn chỉ nên dùng phân trùn quế hoặc phân bò (nếu có phân dơi thì càng tốt). Ở đây mình sử dụng phân trùn quế.
Trộn đều tất cả lên và ủ trong vòng 5 ngày thỉnh thoảng tưới ấm là có thể hạ thổ cà chua được rồi, chú ý trời mưa thì nhớ đậy lại nhé
Mình không trộn NPK trực tiếp vào đất nhé vì nếu trộn và ủ không cẩn thận thì dễ nóng làm hư thối cây con.
Cách trồng cà chua bạch tuộc
Trồng nằm (nằm ngang) xuống dưới đất và lấp đất khoảng 2/3 thân cây tính từ gốc, mục đích để tạo bộ rễ khỏe cho cây cà chua từ phần thân chôn dưới đất. Ngày hôm sau thì 1/3 cây sẽ cong đầu lên và mình sẽ cho leo lên giàn luôn.
Trước khi trồng, rãi một nắm phân trùn quế nhằm mục đích kích rễ cho thân cây và sau một thời gian sinh ra trùn quế làm cho đất mình tơi xốp giàu vi sinh.
Nếu được thì chôn đầu cá và vỏ chuối cách xa chỗ trồng tầm 20-30cm (0.5kg đầu cá cho 1 gốc)
Nên hạ thổ vào chiều tối để qua một đêm cây sẽ khỏe hơn.
Phủ rơm dưới gốc để chống nóng và giữ ẩm , chống xói mòn khi trời mưa cho cây.
Khi cây cà chua cao tầm 50cm tính từ đất thì mình sẽ vun gốc cho cây bằng cách đổ thêm phân trùn quế và đất đã ủ rác bếp (dùng đất sạch cũng đc)
Chăm sóc cây và tỉa cànhTrong quá trình cây phát triển cao tới đâu mình cột cố định ngọn tới đó tránh gió làm gãy. Thân cây có ra nhiều chèo nách và hoa thì cắt chỉ chừa thân chính để lên giàn.
Trong giai đoạn này mình ko tưới phân gì ngoài nước nhé các bạn . Vì cây còn nhỏ ko cần nhiều dinh dưỡng và trong đất mình trồng đã cung cấp đủ. Nếu bón quá nhiều phân dư đạm thì cây bị xoắn ngọn, cháy lá đôi lúc mình lầm tưởng là do bị trĩ chích hút nhưng không phải đó là do dư đạm.
Cây cao gần tới giàn leo (cách 30cm) lúc này mình để nhánh chữ Y đầu tiên và bắt đầu để chùm hoa đầu tiên, các bạn nhớ tỉa lá gốc cho thoáng , tỉa vừa thôi nha
Khi cây lên giàn cho đẻ nhánh tự do không cắt tỉa lúc này cây bắt đầu ra hoa mạnh mẽ .
Giai đoạn này mình xịt canxi-bo (pha theo hướng dẫn nên xịt vào sáng sớm) trong quá trình ra hoa đậu quả thì mình xịt 3-4 lần(1 tuần /1 lần).
Mình bổ sung NPK tỷ lệ 20:20:15 một nắm pha loãng thùng sơn nước để tưới giúp cây đậu hoa, bật chồi tốt. Mình dùng NPK 1 hoặc 2 lần (1 tuần/1 lần)
Giai đoạn ra hoa bổ sung dịch chuối và đạm cá hoặc bã đậu hoặc nước rác bếp xen kẽ lẫn nhau tuần 3 lần (nhà có gì dùng đấy nha)
Khi cây đậu trái nhỏ li ti lúc này ta bắt đầu thúc phân chuồng hoai mục + vỏ chuối (vỏ chuối tươi bỏ xa gốc vì trời mát nên các bạn không sợ nóng đâu)
2 tuần sau quả bắt đầu lớn, lúc này cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi quả nên ta bổ sung phân chuồng rải lớp mỏng tuần 1 lần .tưới đều tuần 3 lần các dòng phân hữu cơ dạng nước (dịch chuối , dịch cá .....) bạn nào có phân dơi thì quá tốt ( giai đoạn trái lớn nên bón hoàn toàn hữu cơ không dùng NPK nữa nhé)
Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả tốt mình sẽ tỉa bớt lá già và những cành con không đậu quả, chồi phụ mọc gốc.
Lúc này mình bắt cành, chỉnh trái, lá trên trái dưới sao cho đẹp để sống ảo. Sau hơn 1,5 tháng quả bắt đầu chín thì mình bọc lại không thì chim ăn hết đấy.
Phòng bệnh cho cà chua bạch tuộc
Phòng bọ trĩ: Dưới gốc cà mình trồng hành hoặc tỏi không nhất thiết là phải trồng vạn thọ (mục tiêu nhà có gì, cần gì dùng đấy)
Phòng nấm trắng, sương mai: 1 tuần 1 lần phun nước vôi trong cho cây.
Phòng rầy rệp, nhện đỏ...: 1 tuần 1 lần phun rượu tỏi ớt + 2 giot nước rửa bát. Ngoài ra mình có thể dùng chế phẩm vi sinh Bio-B để xịt.
Phòng héo xanh, thối gốc: 2 tuần 1 lần tưới trichoderma hoặc nước vôi trong nơi gốc. Sau những trận mưa kéo dài rồi nắng lên bất chợt thì cây dễ bị sốc nhiệt và héo rũ nên chúng ta dùng nước vôi trong để tưới hoặc rải một lớp mỏng vôi nông nghiệp trên bề mặt.
Bài viết là chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc thực tế của mình, nếu các bạn có cách trồng hiệu quả, hay thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới bài viết nhé!
Nếu cần cây giống cà chua bạch tuộc ươm sẵn các bạn có thể đến cửa hàng vật tư nông nghiệp Đà Nẵng, địa chỉ 37 Kiều Phụng để chọn cây giống nhé! Chúc cả nhà có một mùa cà chua bạch tuộc bội thu!
Bài viết rất chi tiết và dễ hiểu! Mình mới bắt đầu trồng cây nên thông tin này rất hữu ích. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
Trả lờiXóaTuyệt vời! Cảm ơn bạn đã chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc. Mình sẽ thử áp dụng ngay vào vườn nhà.
Trả lờiXóaBài viết thật sự rất hữu ích. Mình đã học được nhiều điều mới và sẽ áp dụng để cải thiện vườn cà chua của mình. Cảm ơn tác giả rất nhiều!
Trả lờiXóaMình rất thích cách bạn viết bài. Rất chi tiết và hướng dẫn cụ thể. Chắc chắn mình sẽ theo dõi blog của bạn thường xuyên hơn.
Trả lờiXóaBài viết thật xuất sắc! Mình đã từng nghe về cà chua bạch tuộc nhưng chưa biết cách trồng. Cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức bổ ích này!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc. Mình đã áp dụng và cây đang phát triển rất tốt. Bài viết thực sự rất hữu ích!
Trả lờiXóa