Vào mùa hè nắng nóng, các quán bán nước mía hoạt động sôi nổi để phục vụ nhu cầu giải khát của mọi người, tạo ra một lượng lớn bã mía thải ra. Bã mía chính là nguyên liệu tuyệt vời để ủ phân bón phục vụ trồng rau sân thượng và sân vườn. Khi dùng bã mía để trồng rau, bạn cần làm các bước sau để có chất lượng tốt nhất.
Băm nhỏ bã míaThường thì bã mía khi được ép ra có đoạn dài. Nếu ủ bã mía trực tiếp, quá trình phân hủy sẽ rất lâu do đó bạn cần băm nhỏ ra. Nếu có máy xay thì việc xử lý sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, đầu tư vào máy xay bã mía cần cân nhắc kỹ.
Phơi khô bã mía
Bã mía phơi khô rồi đem ủ sẽ nhanh hoai hơn để tươi ủ. Vì thế bạn cần phơi 3-4 hôm dưới nắng để khô bã mía.
Ngâm vôi bã mía
Trong bã mía còn lại một lượng đường từ quá trình ép, thu hút ruồi và kiến đỏ. Sau khi băm nhỏ, hòa vôi nông nghiệp với nước và ngâm bã mía từ 3-7 ngày để trung hòa độ ngọt của bã mía.
2 cách dùng bã mía sau khi ngâm vôi
Lót dưới đáy khay trồng rau
Lót một lớp bã mía dưới đáy khay trồng rau sân thượng, rắc thêm lớp trichoderma để nhanh phân hủy. Sau đó, phủ lớp đất lên và trồng rau. Bã mía giúp giữ nước và cung cấp dinh dưỡng hiệu quả cho khay trồng rau trên sân thượng. Sau 2-3 tháng, bã mía sẽ phân hủy và tạo ra mùn, cung cấp một lượng NPK tự nhiên cho rau trồng. Phương pháp này thường áp dụng với cây có thời gian sinh trưởng dài như bí, bầu, mướp...
Ủ bã mía
Sau khi ngâm vôi, lấy bã mía ra và vun thành đống hình nón. Rắc thêm trichoderma với tỷ lệ 1 tấn bã mía cần 1kg trichoderma, để bã mía nhanh hoai và phòng nấm bệnh. Kiểm tra độ ẩm của bã mía, khoảng 30% là lý tưởng. Đậy kín đống bã mía và có thể đảo đống sau 15 ngày ủ. Nếu thấy đống ủ khô, bổ sung nước để tạo độ ẩm giúp đồng ủ nhanh hơn. Sau khoảng 1 tháng rưỡi, đống bã mía hoai và chuyển sang màu đen, là lúc có thể sử dụng bón cho rau. Phân bã mía giàu mùn, cung cấp NPK hữu cơ cho rau và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển.
Lưu ý khi lót bã mía trong khay trồng rau và ủ hoai
Khi lót bã mía trong khay, cần lấp kín đất hoặc đậy kín đống bã mía để tránh bọ hung vào đẻ trứng sau này sẽ sinh ra con sùng đất gây hại cho rau. Con sùng đất sẽ cắn rễ khiến rau vàng úa và ra đi, nếu vườn rau bạn đang có con sùng đất xem hướng dẫn cách trị con sùng đất
Đây là những kinh nghiệm chia sẻ về cách xử lý và sử dụng bã mía để trồng rau sân thượng, sân vườn. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp.
Chúc các bạn có một vườn rau xanh tươi và phát triển mạnh mẽ!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm xử lý bã mía, mình đã áp dụng rất OK👏
Trả lờiXóaVất vả nhất là khâu băm nhỏ bã mía, nhưng khi băm nhỏ rồi ủ sẽ nhanh hoai hơn😅
Trả lờiXóaBăm nhỏ bã mía hơi lâu và nhọc, nhưng băm nhỏ rồi ủ sẽ nhanh hoai hơn
Trả lờiXóaNhờ bạn chia sẻ mới biết chứ lúc trước mình không xử lý đem trồng bị sùng đất, cảm ơn bạn nhé
Trả lờiXóaKinh nghiệm rất thực tế, cảm ơn bạn đã chia sẻ 👏
Trả lờiXóaMình hay phơi khô bã mía rồi bỏ dưới đáy chậu xong rắc trichoderma lên rồi trồng bầu với cà chua, thấy cây phát triển tốt đỡ tốn phân bón
Trả lờiXóa